Một số điều thú vị về lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai miền Nam
Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy khá bất ngờ với những điều thú vị được bật mí dưới đây liên quan đến lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai miền Nam.
Trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung và đối với cư dân ở miền Nam nói riêng thì lễ cúng mụ hay nói chính xác hơn là lễ cúng đầy cữ cho bé trai là một trong những lễ cúng cực kỳ quan trọng bởi nó mang một ý nghĩa khá to lớn trong dấu mốc phát triển của em bé đó. Nhất là với quan niệm nặng về con trai mà từ xưa truyền lại thì việc cúng lễ đầy cữ cho bé trai lại càng được các bậc cha mẹ quan tâm hơn. Vào ngày làm lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé cha mẹ phải chuẩn bị rất nhiều những món lễ vật khác nhau và xung quanh lễ cúng này còn có rất nhiều điều thú vị khác đi kèm. Nếu bạn muốn biết rõ các điều thú vị này thì hãy đọc nội dung ở phần dưới đây.
- Tìm Hiểu Thêm:
- Hướng Dẫn Chuẩn Bị Mâm Cúng Đốt 3,6,9,12 Tuổi Đầy Đủ
- Mâm Cúng Đầy Cữ Là Gì, Gồm Những Lễ Vật Nào Đúng Phong Tục
- Đặt Xôi Chè Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Trai, Bé Gái Ở Đâu?
- Tổng Quan Về Mâm Lễ Cúng Động Thổ Xây Nhà, Khởi Công
- Đặt Heo Sữa Quay Nguyên Con Giá Bao Nhiêu Tại TP HCM
- Đặt Mâm Cúng Đầy Tháng Chất Lượng Ở Đâu
Không làm lễ cúng mụ, cúng đầy cữ có làm sao không?
Từ xưa ông cha ta đã truyền lại việc làm lễ cúng đầy cữ hay còn gọi tắt là lễ cúng mụ như một tập tục quan trọng, không thể nào thiếu được trong cuộc sống mới hình thành của một đứa trẻ nhỏ vừa ra đời. Sau 7 ngày khi chào đời các bé trai sẽ được tham gia vào lễ cúng đầy cữ nhằm thể hiện được sự biết ơn của cha mẹ bé dành cho các bà mụ (các tiên nương) trong việc nặn ra bé với đầy đủ các bộ phận, cho bé được chào đời khỏe mạnh. Lễ cúng đầy cữ còn là dịp mà cha mẹ của bé trai đó thể hiện sự cầu xin của mình với các bà mụ cùng các vị thần linh và ông bà tổ tiên để họ phù hộ cho bé phát triển, lớn lên khỏe mạnh, cứng cáp hơn.
7 ngày đầu mới chỉ là thời gian sơ khởi của một em bé và những ngày tiếp theo đó mới là sự thay đổi giúp bé nhận biết cuộc sống, phát triển bản thân thông qua các hoạt động cụ thể như biết cười, biết lẫy, biết bò, biết đi, biết nói….Và mỗi một giai đoạn chúng ta lại có lễ cúng khác nhau theo đúng chuẩn phong tục ngày xưa của ông cha.
Nhưng có thể nói là lễ cúng đầy cữ là lễ cúng đánh dấu bước đầu tiên với sự có mặt của bé trong cuộc sống của gia đình bạn và đó cũng là lúc bạn báo cáo với các vị thần linh, ông bà tổ tiên hai bên về sự hiện diện của bé nên lễ cúng này nên được thực hiện. Mặc dù trên thực tế có nhiều người khá xuề xòa trong vấn đề này và nghĩ là không cần thiết nhưng nếu có thời gian và điều kiện thì các bậc cha mẹ hãy nên làm lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho con trai bé nhỏ của mình.
Các bước cần thực hiện trong lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai ở miền Nam
Để thực hiện được lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai ở miền Nam thì điều đầu tiên cha mẹ cần phải làm đó là dành thời gian đi mua sắm lễ vật cần phải có trong mâm cúng. Và các lễ vật đó ở mỗi địa phương, mỗi gia đình có sự thay đổi, khác biệt riêng nhưng có một số lễ vật là căn bản, không thể thiếu được như:
7 nắm xôi gấc
7 con cua thường hoặc cua bể
1 lọ hoa tươi
Mâm ngũ quả
7 quả trứng gà đã luộc và đã nhuộm màu đỏ
Đĩa đựng trầu cau gồm 12 miếng nhỏ cùng 1 miếng to
Bát hương cùng hương
12 cây nến hoặc dùng cốc nến
12 đĩa xôi gấc nhỏ và 1 đĩa xôi gấc to
12 chén đựng cháo trắng
12 chén chè đậu nước dừa nhỏ và 1 chén chè to
12 bộ quần áo và đôi hài nhỏ cùng 1 bộ quần áo và đôi hài to
12 chén rượu trắng
12 đĩa bánh kẹo nhiều màu sắc
12 đĩa thịt lợn quay
Bộ tiền vàng mã truyền thống
12 bộ đồ chơi nhỏ và 1 bộ to
13 bộ chén, thìa, muỗng (nên chọn loại có hoa văn)
Sau khi đã sắm sửa đủ hết các lễ vật thì cha mẹ sẽ tiến hành bày biện trên hai chiếc bàn lớn sao cho nhìn thấy gọn gàng, đẹp mắt, hài hòa rồi vào đúng giờ tốt người đại diện cho gia đình (có thể là ông bà hoặc cha mẹ) sẽ thắp nến, thắp hương vái lạy và đọc bài văn khấn. Đọc bài văn khấn xong sẽ vái tạ và chờ cho hết hương đem vàng mã đi đốt cũng như hạ lộc xuống để thụ lộc.
Lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai miền Nam có gì thú vị?
Điều thú vị mà lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai ở miền Nam có lẽ là việc sắm sửa lễ vật tương đối cầu kỳ, cần phải dành nhiều thời gian cũng như việc khấn vái, cúng lễ cũng cần được thực hiện theo đúng bài bản mà từ xưa truyền lại. Đây cũng chính là điểm khác biệt so với lễ cúng mụ, cúng đầy cữ ở miền Bắc và miền Trung.
Bạn có thể tham khảo để biết thêm những điều thú vị khác nữa có liên quan đến lễ cúng mụ, cúng đầy cữ cho bé trai ở miền Nam.